I. Giới thiệu về cây Bắt Mồi
- Tên thường gọi: Cây bắt mồi
- Tên gọi khác: Cây bẫy kẹp, Cây bắt ruồi
- Họ thực vật: Thuộc họ Droseraceae
- Tên tiếng anh: Venus flytrap
- Nguồn gốc xuất xứ: Là loại cây ăn thịt xuất xứ ở các vùng đất ngập nước cận nhiệt đới ở vùng ven biển phía Đông Hoa Kỳ, Bắc Carolina và Nam Carolina.
- Thời gian nở hoa: Mùa hoa vào tháng riêng.
II. Đặc điểm của cây Bắt Mồi
- Kích thước: 10-20cm
- Lá: Venus flytrap là một loại cây nhỏ có cấu trúc hoa thị gồm 4-7 lá, những chiếc lá dài với bẫy mạnh mẽ hơn thường mọc sau khi cây ra hoa. Những cây Flytrap có hơn 7 lá thật ra là một khóm cây được hình thành những gốc đã phân chia bên dưới mặt đất. Phiến lá được chia thành hai phần: cuống lá dẹt, rìa hình trái tim, có khả năng quang hợp và phần cuối phiến lá là hai thuỳ đính với nhau thành bản lề ở gân giữa, tạo nên phần bẫy kẹp chính là lá thật.
- Hoa: Hoa mọc dạng cụm, cụm hoa là một chùm, thưa, hoa cái hoặc hoa đực.
- Thân: phát sinh từ thân ngầm ngắn mà thực ra là một cấu trúc có hình dạng thân củ. Mỗi thân đạt đến kích thước tối đa khoảng 3-10 cm, tùy thuộc vào thời điểm trong năm
- Qủa: Quả nang, hạt mảnh và dài.
- Thùy: Bề mặt trên của các thùy chứa sắc tố đỏ anthocyanin và tiết ra chất nhầy ở phần rìa của thuỳ. Hai thuỳ lá với khả năng chuyển động nhanh sẽ đóng lại ngay lập tức khi bị kích thích bởi con mồi. Cơ chế bắt mồi được khởi động khi con mồi kích thích một trong ba lông gai cảm ứng ở mặt trên của mỗi thùy. Cơ chế này có tính chuyên biệt cao đến mức có thể phân biệt được giữa kích thích do con mồi gây ra và cả những thứ không phải con mồi, chẳng hạn như giọt mưa rơi; hai lông gai cảm ứng phải được kích thích liên tiếp nhau trong vòng 20 giây hoặc một lông gai được chạm hai lần trong một thời gian ngắn, khi đó các thùy của bẫy sẽ đóng lại, thường trong khoảng 1/10 giây. Phần rìa của hai thùy được bao quanh bởi những sợi tủa ra dài, cứng, có hình dạng giống sợi tóc hay lông mi, đan lại với nhau và ngăn các con mồi lớn thoát ra. Những sợi tủa ra ở mép bẫy và các lông gai kích hoạt (còn được gọi là lông cảm ứng) có thể tương đồng với các xúc tu được tìm thấy ở cây gọng vó, họ hàng với Venus flytrap. Các nhà khoa học đã kết luận rằng bẫy kẹp đã được tiến hoá từ một loại bẫy keo dính tương tự như bẫy bắt mồi của chi Drosera.
III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Bắt Mồi
- Ý nghĩa
- Ý nghĩa phong thủy: Theo phong thủy, cây bắt mồi giúp thúc đẩy hòa khí, biểu tượng cho hạnh phúc bền lâu, tình yêu đôi lứa.
- Vị trí đặt: Hướng tốt nhất để trưng nắp ấm là hướng Đông Bắc, Đông Nam, hoặc Đông của ngôi nhà.
- Tác dụng
- Tác dụng trong trang trí, làm cảnh: Cây nắp ấm có hình dáng ngộ nghĩnh, lạ mắt rất được ưa chuộng trang trí nhà xinh. Có những chiếc bình treo lơ lửng nên nắp ấm thường được trưng ở cửa sổ hoặc treo lơ lửng ở ban công, hiên nhà, sân vườn, lối đi, sân thượng, quán cà phê, nhà hàng… mang đến vẻ đẹp hoang dã tự nhiên.
- Tác dụng chữa bệnh: Có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, gan nhiễm mỡ…
IV. Cách chăm sóc cây Bắt Mồi
1. Nước tưới cho cây phải là nước tinh khiết không có muối ,khoáng hay clo. Có thể dùng nước máy tưới cây không sao cả, nhưng nên nhớ cần phải để qua đêm để khí clo bay đi hết rồi mới bắt đầu tưới nhé.
2. Cây bắt mồi ưa ẩm nên bạn nhớ hãy tưới nước thường xuyên cho cây càng ẩm càng tốt nhé. Nếu tưới ít nước hoặc quên không tưới nước thì những chiếc lá sẽ tiêu biến đầu tiên đó.
3. Cây ăn thịt sống và phát triển trên đất nghèo dinh dưỡng, bởi thế chúng chủ yếu dựa vào ánh sáng mặt trời để chuyển hóa thành năng lượng. Nên cần trồng cây ở nơi có ánh sáng trực tiếp ngày từ 6-8 tiếng ngoài trời để cây hấp thụ đủ dinh dưỡng và năng lượng, những tế bào thần kinh của cây sẽ dựa vào năng lượng được tích tụ này để thực hiện công việc săn bắt mồi.